Thay khớp háng nhân tạo
Gẫy cổ xương đùi ở người cao tuổi
Gẫy cổ xương đùi cũng là một bệnh hay gặp (nhất là ở người cao tuổi) có chỉ định thay khớp háng vì gẫy cổ xương đùi ở người cao tuổi thường không thể liền xương. Thay khớp háng giúp cho người cao tuổi vận động sớm, tránh được những biến chứng do phải nằm lâu như: tắc mạch, viêm phổi, loét vùng tì đè, viêm tiết niệu...
Bên cạnh những lý do phải thay khớp như trên thì còn rất nhiều lý do khác đòi hỏi phải thay khớp như: Gẫy cổ xương đùi không liền (khớp giả), Gẫy cổ xương đùi bệnh lý (U xương vùng cổ, chỏm)... Vì vậy bất kỳ khi nào có triệu chứng đau hoặc hạn chế vận động vùng khớp háng bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình sớm để được khám và tư vấn.
Bạn phải chuẩn bị những gì trước khi làm phẫu thuật thay khớp
Trước khi phẫu thuật bạn cần gặp bác sỹ chuyên ngành chấn thương chỉnh hình để khám, tư vấn về bệnh cũng như phương pháp điều trị. Đánh giá trước mổ là cơ hội tốt cho bạn đặt ra những câu hỏi và lập kế hoạch phẫu thuật; xác định và tìm ra những vấn đề y tế và lập kế hoạch cẩn thận sẽ giúp bạn hạn chế được những biến chứng:
Tiền sử bệnh
Bác sỹ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh tật và việc sử dụng thuốc của bạn trong thời gian gần đây. Bác sỹ sẽ khuyên bạn tiếp tục dùng thuốc hay không nên dùng thuốc nào khi bạn thực hiện thay khớp háng.
Khám, xét nghiệm
Khám toàn trạng và thực hiện những xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm máu, x.quang tim phổi, điện tim…) để chắc chắn rằng bạn đủ sức khỏe thực hiện phẫu thuật thay khớp. Rất nhiều người bệnh có thể mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, đái tháo đường… cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật.
Tình trạng khớp háng
Khám phạm vi vận động khớp và sức căng của cơ cũng như da, phần mềm xung quanh khớp. Da và phần mềm
vùng mổ không được nhiễm khuẩn hoặc chảy dịch, nếu có phải được điều trị khỏi trước khi phẫu thuật để giảm
nguy cơ nhiễm khuẩn.
TS.BS Nguyễn Văn Hoạt - Bệnh viện ĐHY Hà Nội
Phẫu thuật thay khớp háng
Lựa chọn vật liệu thay khớp háng nhân tạo
Искусственное бедро состоит из 3 компонентов: гребня, суставной ямки и голени. Существует множество различных типов материалов, из которых состоят вышеперечисленные компоненты, выбор того, какой материал дает наибольшую эффективность для пациента, является сложной задачей, требующей от хирурга опыта, а также опыта в области эндопротезирования тазобедренного сустава.
What, Why, How Animals Time for childFragen und Antworten online