Biến chứng sau mổ thay khớp háng
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở tại vị trí vết mổ hoặc nhiễm khuẩn ở mô sâu hơn hoặc trong ổ khớp háng nhân tạo. Nhiễm khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên những nhiễm khuẩn ở sâu hoặc trong ổ khớp nhân tạo đòi hỏi phải lấy bỏ khớp nhân tạo.
Đề phòng nhiễm khuẩn
Có một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn sau mổ thay khớp háng là vi khuẩn vào máu qua đường răng miệng, qua da, đường niệu… Vì vậy để đề phòng nhiễm khuẩn thì trước phẫu thuật bạn cần vệ sinh răng miệng sạch, sau phẫu thuật bạn cần được thay băng vô khuẩn chăm sóc sonde tiểu cẩn thận…Bạn cần thông báo cho bác sỹ ngay khi có một trong các triệu chứng sau:
- - Sốt cao (>38º5)
- Sưng nề, tấy đỏ tại vết mổ
- Đau và vận động khớp háng khó khăn
- Chảy dịch qua vết mổ hoặc chân sonde dẫn lưu…
Điều trị nhiễm khuẩn
- - Với những nhiễm khuẩn nông (Vết mổ) chỉ cần tách vết mổ, điều trị kháng sinh mạnh hoặc theo kháng sinh đồ, bệnh thường khỏi và không để lại di chứng
- Với nhiễm khuẩn sâu (ổ khớp háng hoặc xương) thì việc điều trị bằng kháng sinh thường ít hiệu quả, thường phải phẫu thuật lấy bỏ khớp nhân tạo, điều trị hết nhiễm khuẩn theo kháng sinh đồ và thay lại khớp thì 2 khi triệu chứng nhiễm khuẩn đã hết hẳn.
TS.BS Nguyễn Văn Hoạt - Bệnh viện ĐHY Hà Nội
Phẫu thuật thay khớp háng

Lựa chọn vật liệu thay khớp háng nhân tạo
Một khớp háng nhận tạo gồm 3 thành phần: chỏm khớp, hõm khớp và cán chỏm. Có rất nhiều loại vật liệu khác nhau tạo nên các thành phần trên, lựa chọn loại vật liệu nào đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh là một việc khó đòi hỏi phẫu thuật viên có chuyên khoa sâu cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực thay khớp háng.