Gẫy cổ xương đùi

 Vấn đề về dinh dưỡng


Thiếu hụt Calcium và Vitamin D trong chế độ ăn từ khi còn trẻ dẫn tới thiếu khối lượng xương và làm gia tăng nguy cơ gẫy xương về sau. Một số rối loạn về ăn uống nghiêm trọng như chứng biếng ăn hay háu ăn ở trẻ có thể gây hại cho hệ xương bởi lấy đi của cơ thể những chất cần thiết cho việc xây dựng hệ xương.

Những hoạt động về mặt thể chất 

Những hoạt động về mặt thể chất như đi bộ, giúp cho xương và cơ chắc khỏe sẽ làm giảm tỷ lệ ngã và gẫy xương. Nếu không thường xuyên luyện tập thì mật độ xương sẽ giảm và làm tăng nguy cơ gẫy xương dù chỉ là một chấn thương nhẹ.

Thuốc lá và rượu

Hút thuốc lá và uống rượu có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh và hủy xương dẫn đến mất xương.

 

Biến chứng


Một gẫy xương vùng khớp háng là một tổn thương nghiêm trọng mà có thể giảm sự độc lập trong tương lai của bạn và đôi khi làm cho thời gian sống của bạn ngắn lại. Rất nhiều người gẫy cổ xương đùi chỉ sống trong khoảng một vài tháng hoặc hơn 1 năm trong nhà với sự trợ giúp của người giúp việc.

Nếu một khớp háng bị gẫy bất động trong một thời gian dài có thể có những biến chứng sau:

            -  Tắc mạch chi hay mạch phổi, mạch não… 

            -  Loét vùng tì đè (Cùng cụt, gót chân 2 bên, vai…)

            -  Viêm phổi

            -  Viêm đường tiết niệu…

 

 

 

                                                           TS.BS Nguyễn Văn Hoạt – Bệnh viện ĐHY Hà Nội

  

Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

Hội chứng Guyon, Hội chứng chèn ép thần kinh trụ, chèn ép thần kinh trụ, Tiến sỹ Hoạt, Bác sỹ Hoạt, BV ĐHY HN, Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Hội chứng Guyon

Giới thiệu

Hội chứng Guyon là bệnh gây lên bởi sự giảm hoặc mất dẫn truyền của thần kinh trụ đoạn qua một cái ống vùng cổ tay được gọi là ống Guyon. Bệnh gây lên các triệu chứng như tê bì, giảm hoặc mất cảm giác, đau buốt như kim châm của ngón út và nữa ngón nhẫn, khi người bệnh đến muộn có thể dẫn đến teo các cơ vùng gan tay, chức năng của bàn tay bị suy giảm.