Gẫy cổ xương đùi

 

Phòng tránh gẫy cổ xương đùi


Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là cung cấp đủ Vitamin D và Canxi trong thời kỳ phát triển, áp dụng một chế độ sinh hoạt, luyện tập hợp lý sẽ giúp cho xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương trong những năm sau cũng như giảm nguy cơ gẫy xương, nhất là khi cao tuổi.

Bài tập tăng cường sức khỏe của cơ, xương và thăng bằng

Áp dụng đều đặn hàng ngày những bài tập gia tăng sức nặng như đi bộ nhằm gia tăng chất lượng xương hoặc bài tập nhằm gia tăng sức khỏe của các cơ như tập giữ thăng bằng… sẽ có tác dụng giảm nguy cơ gẫy cổ xương đùi.

 Không uống rượu, thuốc lá

Nên hạn chế uống rượu và hút thuốc lá. Uống rượu và hút thuốc lá nhiều làm giảm chất lượng xương và mất thăng bằng làm tăng nguy cơ ngã gẫy xương.

 Khám, kiểm tra mắt

Hàng năm nên khám bác sỹ chuyên khoa mắt, chuyên khoa Nội tiết để nhằm phát hiện biến chứng đục thủy tinh thể do đái tháo đường.

 Khám các vấn đề y tế khác mà bạn có thể mắc

Như Parkingson, yếu cơ, liệt cơ… có thể gia tăng nguy cơ ngã gẫy xương

                                                             

                                                             TS.BS Nguyễn Văn Hoạt – Bệnh viện ĐHY Hà Nội

  

Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

Hội chứng Guyon, Hội chứng chèn ép thần kinh trụ, chèn ép thần kinh trụ, Tiến sỹ Hoạt, Bác sỹ Hoạt, BV ĐHY HN, Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Hội chứng Guyon

Giới thiệu

Hội chứng Guyon là bệnh gây lên bởi sự giảm hoặc mất dẫn truyền của thần kinh trụ đoạn qua một cái ống vùng cổ tay được gọi là ống Guyon. Bệnh gây lên các triệu chứng như tê bì, giảm hoặc mất cảm giác, đau buốt như kim châm của ngón út và nữa ngón nhẫn, khi người bệnh đến muộn có thể dẫn đến teo các cơ vùng gan tay, chức năng của bàn tay bị suy giảm.