Gẫy cổ xương đùi

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo


Nếu phần chỏm bị vỡ hoặc gẫy cổ xương đùi tiên lượng không thể liền xương (nhất là với người cao tuổi) thì bác sĩ sẽ khuyên nên thay khớp háng nhân tạo. Có 2 phương pháp thay khớp háng thường áp dụng là thay khớp háng bán phần và thay khớp háng toàn phần: 

      +/ Thay khớp háng bán phần: Là phương pháp phẫu thuật lấy bỏ chỏm xương đùi và thay thế bằng chỏm nhân tạo, giữ lại phần ổ cối. 

      +/ Thay khớp háng toàn phần: Là phẫu thuật thay toàn bộ ổ cối và cổ chỏm xương đùi bằng khớp nhân tạo.

 

 

Phục hồi chức năng


 

Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng là việc làm rất quan trọng được thực hiện ngay từ những ngày đầu sau mổ nhằm phục hồi phạm vi vận động của khớp háng và sức căng của cơ. Tùy thuộc vào dạng phẫu thuật mà có phương pháp phục hồi chức năng khác nhau, có thể tập ở nhà hoặc ở bệnh viện. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ra liệu trình cụ thể cho từng người bệnh. Bạn cần hỏi kỹ bác sỹ về cách dùng nhà vệ sinh, cách tắm, mặc quần áo, nấu ăn, cách ngồi, đi lại và một số động tác cần tránh để hạn chế biến chứng, nhất là biến chứng trật khớp.

 Dùng thuốc

Những thuốc có tác dụng làm gia tăng chất lượng xương (được gọi là bisphosphonates) có thể làm giảm nguy cơ gẫy xương lần 2. Tuy nhiên những thuốc này dùng đường uống có thể có tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, trong trường hợp này thì có thể dùng đường tiêm.

 

                                                              TS.BS Nguyễn Văn Hoạt – Bệnh viện ĐHY Hà Nội

 

Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

Hội chứng Guyon, Hội chứng chèn ép thần kinh trụ, chèn ép thần kinh trụ, Tiến sỹ Hoạt, Bác sỹ Hoạt, BV ĐHY HN, Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Hội chứng Guyon

Giới thiệu

Hội chứng Guyon là bệnh gây lên bởi sự giảm hoặc mất dẫn truyền của thần kinh trụ đoạn qua một cái ống vùng cổ tay được gọi là ống Guyon. Bệnh gây lên các triệu chứng như tê bì, giảm hoặc mất cảm giác, đau buốt như kim châm của ngón út và nữa ngón nhẫn, khi người bệnh đến muộn có thể dẫn đến teo các cơ vùng gan tay, chức năng của bàn tay bị suy giảm.